Một số gia đình cho con tiền tiêu vặt sau khi con làm việc nhà hay đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Nhưng những chuyên gia tài chính không khuyến khích coi tiền tiêu vặt giống như một món quà, tiền lương hay phần thưởng.
Việc cho trẻ một số tiền rất đơn giản nhưng nó không hề giúp ích được gì cho con, nhưng cho con một khoản tiền tiêu vặt lại rất có ích. Tiền tiêu vặt liên tục dạy con những khoảnh khắc để học hỏi những kỹ năng về quản lý tài chính.
Việc tiếp cận sớm với tiền tiêu vặt sẽ giúp con thay đổi sự tập trung từ việc “Làm thế nào để có tiền?” sang “Làm gì với số tiền đó?”.

Cha mẹ cần làm gì?
1. Hướng dẫn con phân bổ tiền tiêu vặt.
Nhiều gia đình hướng dẫn con chia số tiền tiêu vặt ra làm 3 phần: (1) Dùng để chi tiêu hàng ngày, (2) Dùng để tiết kiệm, (3) Dùng làm từ thiện, giúp đỡ ai đó khi con cảm thấy cần.
Cách thức này mang lại nhiều giá trị cho trẻ không chỉ về việc quản trị tốt tiền của mình mà còn tăng lên trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống xung quanh. Đồng thời, dạy con hiểu rằng: “Tiền không chỉ sinh ra để tiêu mà còn để tiết kiệm và giúp đỡ”, từ đó bồi đắp cho con thêm vững vàng về nhân cách và tính kỷ luật.
Con học được cách kiềm chế nhu cầu thoả mãn mong muốn tạm thời (nhìn món đồ chơi muốn mua, thấy bạn chơi điện tử thấy ham,…) và biết lên kế hoạch dài hạn. Cách này cũng dạy cho con phương tiện để tập tự ra quyết định về tiền bạc một cách thận trọng và học hỏi được nhiều bài học thành công lẫn thất bại.
2. Hiểu rõ đâu là mục đích chính của tiền tiêu vặt.
Hãy nhìn nhận những lợi ích to lớn trên, bạn cần phải ngừng việc cố gắng kiểm soát lựa chọn của con về việc tiêu tiền. Sẽ có những lúc bạn rất ngán ngẩm cách con chi tiêu nhưng hãy nhớ mục đích của chúng ta là đang dạy con chứ không phải yêu cầu con làm theo ý mình một cách thụ động.
Bạn chỉ có thể nói “Không” khi con chi tiêu những khoản vi phạm ý thức chung của gia đình về việc cái gì là đúng, cái gì là sai.
3. Hiểu rõ “quyền năng” thật sự của tiền tiêu vặt.
Cha Mẹ đừng rút lại khoản tiền tiêu vặt của con như một hình phạt khi con không nghe lời. Điều này chỉ càng làm cho con thấy bạn đang dùng tiền để thể hiện quyền lực và thoả mãn cơn giận của mình.
Quyền năng thật sự của tiền tiêu vặt là dạy con về tài chính thông qua trải nghiệm thực tế.
Một cậu bé 12 tuổi trót dùng tiền dành cho cả tháng tiêu vào việc mua một đôi giày mới vào tuần đầu tiên, thì việc đầu tiên cậu ấy phải hiểu rằng bản thân sẽ không còn tiền tiêu hoặc phải kiếm nhiều tiền hơn để có tiền tiêu trong những ngày còn lại trong tháng. Đó là bài học mà trẻ sẽ khó quên.
Điểm mấu chốt ở đây là bạn đừng vội nhảy vào cứu con ra khỏi cảnh túng quẫn. Bởi hành động cứu của bạn gửi cho con một thông điệp rằng “Con đừng lo lắng gì cả, tất cả mọi việc con làm đã có bố/mẹ ở đây gánh chịu mọi hậu quả!!!” – Đây chính xác là điều đi ngược với triết lý dạy con về tài chính mà bạn muốn dạy con.
Giúp con kiềm chế sự thoả mãn nhất thời bằng việc đưa ra một số quy tắc liên quan tới chi tiêu tiền tiêu bạc và KHÔNG CỨU con khỏi cảnh túng quẫn khi chúng đi lệch hướng, bạn sẽ giúp con có được bài học của mình.
Leave a Reply