Kinh doanh Hệ thống là gì?

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và mạng xã hội, bạn sẽ thấy nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, tựu chung về hình thức sẽ có các loại hình Kinh doanh như sau:

Bốn loại hình kinh doanh hiện đại phổ biến hiện nay

Kinh doanh truyền thống:

Là hoạt động kinh doanh mà người bán cần phải sở hữu hoặc đi thuê mặt bằng buôn bán. Đó có thể một mặt bằng bất động sản hay các sạp ở chợ truyền thống (hay còn gọi là kênh GT – General Trade). Từ đó, bày bán các loại sản phẩm dịch vụ của họ và sử dụng các các tiếp thị để người mua tới điểm bán. Hoạt động này cần phải đầu tư vốn ban đầu khá lớn, lại hạn chế về vị trí địa lý và không đáp ứng được nhu cầu mua hàng online từ người tiêu dùng.

Kinh doanh mạng lưới (Multi – Level Marketing MLM):

Là mô hình bán hàng trực tiếp từ công ty đến tay người tiêu dùng thông qua mạng lưới các nhà phân phối. Người tham gia kiếm lợi nhuận từ bán sản phẩm và tuyển dụng. Một số mô hình MLM “ trá hình” là không có bán sản phẩm thực tế hoặc có sản phẩm nhưng công dụng được quảng cáo lố bịch, thần thánh hoá để nhằm mục đích tuyển dụng người tham gia.

kinh doanh hệ thống là gì

Kinh doanh kênh siêu thị tập trung:

Hay còn gọi là kênh bán hàng MT – Morden Trade. Cách kinh doanh này hàng hoá sẽ được tập trung tại các điểm bán, với các quản lý chuyên nghiệp của đối tác giúp đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp bằng các phương tiện mà bạn không trực tiếp đầu tư như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa.

Mô hình hoạt động chủ yếu của kênh MT là các doanh nghiệp, đơn vị lớn như: chuỗi siêu thị, đại siêu thị,… Sản phẩm được trưng bày cố định và có phân khúc thị trường nhất định, với sức mua cao. Chẳng hạn như: CitiMart, Winmart, Megamart, King foods… Ngoài ra thì có hệ thống cửa hàng với đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài như: Lotte Mart, Guardian, 7 Seven,…

Mô hình kinh doanh hệ thống (System Bussines):

Là một hệ thống kinh doanh vận hành kết hợp các điểm mạnh của toàn bộ các mô hình kinh doanh trên. Hàng hoá tới tay người tiêu dùng có thể thông qua chính đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty (bán lẻ), cũng có thể thông qua kênh Đại lý, Nhà phân phối theo kiểu MLM, cũng có thể được đầu tư điểm bán kiểu truyền thống hay kênh MT.

Vậy tại sao Kinh doanh Hệ thống lại có thể phát triển theo nhiều mô hình đồng thời cùng lúc. Bởi vì mỗi một mô hình kinh doanh đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Đôi khi nhược điểm giai đoạn này lại là ưu điểm giai đoạn khác.

Kinh doanh Hệ thống
Vũ Thanh Hà và buổi đào tạo trực tiếp về Phong thái nữ Doanh nhân

Khi mới bắt đầu tham gia kinh doanh, tôi vẫn đưa ra lời khuyên cho những người mới kinh doanh hãy tập trung xây các kênh online, trở thành Cá Nhân Thu Hút và tích luỹ kinh nghiệm lẫn lợi nhuận kinh doanh. Sau khi hoạt động có hiệu quả, bạn có thể mở chuỗi cửa hàng phân phối. Khi bạn đã tích luỹ đủ kiến thức, kinh nghiệm và những bài học thực tế trong ngành nghề rồi, việc còn lại chỉ là thời điểm bạn mở rộng. Nhưng nếu bạn mở rộng từ đầu, quản lý và vận hàng là bài toán khó nhằn nhất.

Vậy Kinh doanh Hệ thống dành cho ai?

Kinh doanh Hệ thống là một loại hình kinh doanh thông minh kế thừa và phát huy mô hình kinh doanh truyền thống lấy khách hàng làm gốc, đầu tư giá trị cốt lõi vào chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ. Nhưng nó cũng linh hoạt uyển chuyển khi mở ra cơ hội cho những đối tác kinh doanh có vốn nhỏ lẻ đôi khi chỉ là vài triệu đồng cũng có thể tham gia.

Ngoài việc hiển nhiên phải bán hàng, mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối, Kinh doanh Hệ thống mà tôi xây dựng tập trung chú trọng vào việc Phát Triển Con Người, giúp họ có những kiến thức kinh doanh từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, thiết lập một cộng đồng có Phong Cách Sống cao, định vị rõ nét Thương Hiệu Cá Nhân để mỗi người phát huy và gìn giữ bản sắc cá tính riêng nhưng vẫn hoạt động động kinh doanh hiệu quả.